Nấm Linh Chi được xem là dược liệu thượng phẩm trong Đông Y đã được sử dụng trên 2000 năm. Linh Chi được dùng trong các chứng mệt mỏi, suy nhược, các bệnh về gan, nhiều chứng bệnh thuộc hệ thống đề kháng… Tác dụng kỳ diệu của Linh Chi đã được chứng minh bằng các công trình khoa học hiện đại. Công dụng của Linh Chi vẫn đang được nghiên cứu.

 

Linh Chi đã được biết từ nhiều ngàn năm trước. Tần Thủy Hoàng muốn kiếm những cây nấm này nên sai đạo sĩ Từ Phúc đem 1500 đồng nam, 1500 đồng nữ dong thuyền ra Ðông Hải tìm thuốc trường sinh. Phái đoàn đó ra đi mà không thấy trở về, không biết vì mất tích ngoài biển cả hay vì không kiếm ra nên sợ không dám về phục mệnh. Có thuyết cho rằng họ đã định cư trên quần đảo Phù Tang và là tổ tiên của người Nhật hiện nay.


Trong lịch sử không biết bao nhiêu người đã tìm cách gây giống và trồng loại nấm này nhưng đều thất bại. Mãi tới năm 1971, hai nhà bác học người Nhật tên là Yukio Naoi và Zenzaburo Kasai, giáo sư của phân khoa nông nghiệp, đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống và người ta mới sản xuất được vị thuốc này một cách qui mô. Từ đó Linh Chi được trồng và sử dụng trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại.

Xem thêm...

Xem thêm...

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE

0909 33 22 68 Ms Mai

Click to call

Lượt truy cập

Đang online : 1
Hôm nay : 21
Lượt truy cập: 46484

Chi tiết tư vấn

  • Nấm linh chi hầm gà bổ tâm khí

    Những năm gần đây, linh chi được nhiều người ưa chuộng do tác dụng chữa bệnh của nó. Linh chi được dùng làm thuốc dưới nhiều dạng thuốc sắc, trà thuốc, món ăn... Trên số báo thứ 3 (194 năm 2010), chúng tôi đã giới thiệu các bài thuốc từ linh chi, số báo này sẽ giới thiệu tiếp một số món ăn có tác dụng chữa bệnh từ linh chi để bạn đọc tham khảo áp dụng.

     



Bổ tâm khí, an tâm thần, chống lão hoá lú lẫn: Thịt gà 100g, đảng sâm 15g, linh chi 15g, hạt sen 20g, nhãn nhục 24g. Thịt gà làm sạch, chặt thành miếng, linh chi, đảng sâm, nhãn nhục, hạt sen rửa sạch. Bỏ chung tất cả vật liệu vào trong nồi, thêm nước vừa đủ, nấu lửa mạnh cho sôi, rồi giảm lửa thành riu riu nấu tiếp trong hai giờ đồng hồ nữa thì thêm gia vị cho vừa ăn. Lượng ăn tùy sức. Tuổi già bị lú lẫn do tâm khí bất túc biểu hiện qua thần khí đờ đẫn, phản ứng chậm hụt, hay quên, tinh thần suy yếu, mất sức.

 
Suy nhược sau đẻ, nuôi con ít sữa, người già yếu, ốm dậy cần hồi phục:
 
Bài 1: Gà choai (gà giò), có gà ác (đen) càng tốt. Làm sạch, mổ moi rồi cho 15g linh chi nghiền nhỏ vào bụng gà rồi chưng cách thuỷ. Gà chín nêm gia vị, ăn cái uống nước.
 
Bài 2: Linh chi thái nhỏ 15g, gà trống tơ 1 con làm sạch (bỏ ruột) gừng và hành tươi số lượng vừa phải cùng gia vị. Lấy gà và 1/2 số linh chi, gừng hành gia vị cho nước vào hầm chín rồi vớt gà cho vào nồi nước dùng đã chuẩn bị sẵn hầm tiếp 15 phút.
 
Nước dùng đậm đặc thứ hai là được chuẩn bị sẵn với đường phèn, muối, gia vị, bột ngọt với phần 1/2 linh chi còn lại đã được nấu hấp mềm cùng đem đổ nước đều lên gà trên một chảo khác có dầu vừng đun vừa lửa cho đến khi da gà đỏ tươi vàng là được. Đem chia làm 2 bữa ăn trong ngày.

Liên quan:

Nấm Linh chi tiếng Anh: (Lingzhi mushroom) có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae).Nấm Linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. …

 

Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" - sách này xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; Còn sách "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng hỗ trợ phòng và chống ung thư, chống lão hóa và giúp làm tăng tuổi thọ.

 

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan,… (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium….

 

Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ…. Còn với y học hiện đại, thì trong nấm Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn; polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, nâng cao chức năng gan, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.